Thi công lắp đặt điện gió ngoài khơi – trên bờ

Hoàn thành thi công lắp đặt điện gió an toàn và đạt tiến độ

Bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công lắp đặt điện gió? Bạn chưa biết chọn nhà thầu thi công điện gió nào? Nhà thầu có thi công điện gió trên biển được không? Quy trình thi công điện gió ra sao? Thi công trụ gió cần bao nhiêu nhân lực? Chi phí xây dựng 1 trụ gió bao nhiêu? Tại Việt Nam đơn vị thi nào uy tín?… Hãy cùng tìm hiểu về nhà thầu thi công lắp đặt điện gió MBWIND có thể đáp ứng được các tiêu chí hay không?

Nhà thầu MBWIND đã thi công lắp đặt rất nhiều dự án trang trại điện gió thành công. Chúng tôi có thể triển khai dự án thi công lắp đặt điện gió ngoài khơi, trên bờ. Với đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị phục vụ thi công đầy đủ, chúng tôi cam kết sẽ triển khai thi công một cách nhanh nhất và an toàn nhất.

0904629636 NHẬN BÁO GIÁ

 

Thi công lắp đặt điện gió

Biện pháp thi công điện gió gồm những gì?

Sau khi tổ chức khảo sát thực địa nơi thi công lắp đặt, các công ty điện gió sẽ căn cứ vào vị trí và điều kiện địa điểm, khối lượng công việc cũng như các yêu cầu khác của chủ đầu tư, mà sẽ có kế hoạch cụ thể cho từng công trình điện gió nhất định. Nhưng nhìn chung, mọi công trình thi công điện gió đều được tiến hành xây dựng theo trình tự biện pháp sau:

Bước 1: Khảo sát, chuẩn bị và xử lý mặt bằng thi công điện gió.

Bước 2: Lên kế hoạch chi tiết cho công trình điện gió.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt thi công điện gió theo quy trình kế hoạch đã thiết kế.

Bước 4: Nghiệm thu và kiểm tra hệ thống công trình thi công toàn diện.

Bước 5: Bàn giao, giải thích và phổ biến cách sử dụng công nghệ điện gió. Hoàn tất các thủ tục bảo hành, các hồ sơ pháp lý liên quan.

Quy trình thi công điện gió như thế nào?

Để đảm bảo sự hoạt động tối ưu, mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như đáp ứng các điều kiện an toàn, quy trình thi công điện gió phải luôn được giám sát sát sao, và đảm bảo chính xác kỹ thuật và khoa học. Nhìn chung các công ty phát triển dự án điện gió sẽ tiến hành thi công lắp đặt theo quy trình dưới đây:

Khảo sát thực địa, đánh giá tìm năng của vị trí địa lý thi công:

Vì tính chất đặc thù, nên địa điểm công trình thi công điện gió phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện nhất định, ví dụ: nguồn gió dồi dào, khu vực thi công có diện tích lớn, thoáng đãng, ít vật cản và cách xa khu dân cư. Từ kết quả khảo sát thực địa rút ra được đặc điểm địa hình, thời tiết, mùa gió để lên kế hoạch xây dựng thi công lắp đặt tuabin điện gió một cách an toàn, tối ưu và hiệu quả nhất.

Giai đoạn chuẩn bị thi công:

Các công tác chuẩn bị thi công điện gió phải luôn được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, với những nhiệm vụ tiêu biểu: thực hiện các công tác thông báo khởi công, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ thủ tục, đảm bảo các nguồn lực, mặt bằng, nhân sự, nguyên vật liệu, hồ sơ thiết kế xây dựng chi tiết, đảm bảo hoàn thành mọi khâu hành chính tại công ty dự án điện gió nhà thầu. Mọi công tác chuẩn bị trên phải đảm bảo gần như hoàn tất trước khi bắt đầu chính thức thi công điện gió.

Tiến hành thi công điện gió:

Các công trình điện gió sẽ được tiến hành lắp đặt theo quy trình chuyên môn đặc trưng, với những bước cơ bản: Xây dựng nền móng trụ, lắp ráp trụ, tuabin, cánh quạt,… Vì các bộ phận lắp ráp của công trình có khối lượng đặc biệt lớn, cho nên các công ty phát triển dự án điện gió luôn chú, xây dựng kế hoạch và phân công các phương tiện vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Thi công điện gió

Kiểm tra tổng quát, bàn giao và hoàn tất công tác giấy tờ:

Giai đoạn cuối cùng của mọi công trình luôn là kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện công trình. Sau khi công trình được hoàn thành sẽ được công ty thi công dự án điện gió bàn giao lại cho chủ đầu tư và không thể thiếu công tác phổ biến quy trình bảo hành, bảo trì cho công trình điện gió vừa hoàn thành.

thi cong mong tru dien gio tren bo

Công nghệ thi công móng trụ điện gió là gì?

Công trình tuabin điện gió là dạng công trình kiến trúc cao tầng điển hình, với chiều cao trung bình của trụ tính từ mặt đất là khoảng 90m – 130m. Chính vì vậy, phần nền móng trụ điện gió phải chịu tải trọng cực lớn từ phần trụ điện và tuabin điện gió trên đỉnh, vì vậy, chúng nhận một mômen lật rất lớn.

Chính vì đảm nhiệm chức năng trực tiếp chịu tải trọng của toàn bộ công trình đồ sộ, cho nên phần móng trụ điện gió phải được các công ty phát triển dự án thi công xây dựng theo một quy trình đúng kỹ thuật và khoa học để đảm bảo công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ cho toàn bộ bộ phận tháp tuabin điện gió phía trên.

Kỹ thuật thi công móng trụ điện gió trên bờ:

Dựa trên hình thức chung để nói một cách tổng quát thì bộ phận móng trụ điện gió cho một tuabin công suất 1 MW sẽ có đường kính khoảng 15 m và sâu 1,5 – 3,5 m. Các tuabin điện gió trong khoảng công suất từ 1 đến 2 MW thường sử dụng 130 – 240 m3 bê tông để thi công móng trụ điện gió.

Các công trình điện gió trên bờ có thể được thi công xây dựng với 3 loại móng trụ điện gió điển hình sau đây: dạng móng đơn (the shallow mat extension), móng băng (the ribbed beam basement), móng cọc (the underneath piled foundation), móng neo (the uplift anchors).

Hình thức móng cọc thường được công ty phát triển dự án điện gió điện gió ưu chuộng áp dụng trong điều kiện nền đất yếu và có thể cần ít bê tông hơn. Đối với tuabin điện gió 900 kW, nền móng hình khuyên (annular foundation) điển hình sẽ được cân nhắc, trong đó đường kính móng trụ là 5,3 m và 3,6 m được chôn ở độ sâu 10 m.

Phần móng trụ điện gió trên bờ có thể được thiết kế thi công theo hình tròn hoặc hình bát giác, với đường kính khoảng từ 15m đến 22m.

Thi công móng trụ điện gió
Trang thiết bị thi công điện gió

Kỹ thuật thi công móng trụ điện gió trên biển:

Chính bởi vì cấu trúc và địa điểm thi công đặc thù, cho nên công tác thi công xây dựng phần nền móng trụ điện gió trên biển cũng có phần phức tạp và đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao hơn.

Để xây dựng phần móng trụ điện gió trên biển hoàn hảo thì trước nhất, các công ty nhà thầu thi công điện gió phải cho khảo sát các điều kiện sóng biển, thủy triều, bề mặt đáy biển, độ sâu của nước. Bên cạnh đó còn phải suy xét dựa trên các tuyến đường vận tải biển, vị trí tương đối với các khu đánh bắt hải sản, hướng gió, tốc độ và sức gió. Dựa trên những dữ liệu khảo sát, công ty phát triển dự án sẽ đề ra những phương án thi công móng trụ gió trên biển sao cho phù hợp với tình trạng, môi trường, ngân sách và điều kiện an toàn cho mỗi công trình tuabin điện gió ngoài khơi.

Dựa trên điều kiện của địa điểm công trình thi công điện gió ngoài khơi, các loại nền móng trụ điện gió trên biển sẽ có những dạng sau đây: Móng dựa trọng lực (Gravity-Based Foundations), trụ đơn (monopile), giàn chân đế kiểu jacket (jacket), kiểu chân đế jacket dạng xoắn (twisted jacket), để nổi căng dây (tension-leg floating platform), để nổi nửa chìm (semi-submersible platform), và trụ phao nổi (spar-buoy).

An toàn thi công điện gió bao gồm những quy định gì?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 02/2019/TT-BCT quy định về việc Thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, theo đó công tác an toàn thi công điện gió được quy định rõ như sau:

Điều 11. An toàn công trình

1. Phạm vi công trình điện gió bao gồm khu vực các cột tháp gió, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp và các hạng mục phụ trợ khác. Hành lang an toàn công trình điện gió, hành lang an toàn đường dây và trạm biến áp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trang thiết bị điện, quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và các quy định pháp luật về an toàn công trình điện.

2. Công trình điện gió phải nằm cách xa khu dân cư ít nhất 300 m.

3. Tua bin và cột tháp điện gió phải có màu sáng, không phản quang.

An toàn thi công điện gió

Ngoài ra, thông tư 02/09/2019/TT – BCT quy định về việc Thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió, còn đưa ra nhiều quy định khác nhằm đảm bảo các công tác an toàn thi công điện gió, như: Yêu cầu về đo gió, Điều kiện khởi công và thi công xây dựng công trình dự án điện gió, Chế độ báo cáo và quản lý vận hành, Quản lý sử dụng đất trong khu vực công trình điện gió.

Tham khảo chi tiết điều kiện an toàn thi công điện gió được quy định tại đây:

Đơn vị nhà thầu thi công điện gió Uy Tín Hàng Đầu – MBWIND

Với sứ mệnh mang lại năng lượng xanh cho Việt Nam, chúng tôi mang lại giải pháp tối ưu cho các công trình điện gió trên bờ và trên biển của bạn. Với vai trò vừa là nhà thầu lắp đặt vừa là nhà thầu cung cấp thiết bị vận chuyển và lắp đặt cho các công trình điện gió, MBWIND cung cấp gói dịch vụ toàn diện cho dự án Trang trại điện gió như: Cung cấp Gói thầu lắp đặt Tuabin, Dịch vụ vận hành và bảo dưỡng Tuabin, Dịch vụ cẩu hạng nặng, Cho thuê thiết bị phụ trợ tại công trường.

Dịch vụ thi công điện gió

Dịch vụ của chúng tôi gồm có những hạng mục gì?

1. Vận chuyển thiết bị tới công trường, nâng – hạ hàng ở cảng và công trường

2. Kiểm tra mặt bằng làm việc, sắp xếp và chuẩn bị các thành phần của 1 trụ điện gió

3. Gia công lại các bề mặt thiết bị ăn khớp với mặt móng của trụ điện gió

4. Lắp đặt module và các hạng mục cơ khí

5. Lắp đặt hệ thống điện

6. Vận hành chạy thử

->->Xem thêm: Bảo dưỡng điện gió

Trang thiết bị vật tư phục vụ thi công điện gió

Chúng tôi triển khai dự án như thế nào?

Với sự am hiều về thị trường và địa hình tại Việt Nam, khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, chúng tôi nghiên cứu các phương án vận chuyển thiết bị từ cảng tới công trường như thế nào, loại thiết bị vận tải nào ở Việt Nam là hiệu quả và phù hợp với cung đường tại Việt Nam. Từ đó lên phương án vận tải cho Khách hàng.

Khi lắp đặt dự án, tùy vào kích thước và trọng lượng của thiết bị, chúng tôi tính toán những phương án lắp đặt để phù hợp với tiến độ dự án nhất. Dựa vào đó có thể lên được những bài toán thi công đạt tiến độ và an toàn nhất.

Với dàn kỹ sư lành nghề và chất lượng tại Việt Nam, chúng tôi nghiên cứu các công nghệ lắp đặt của các hãng Tuabin gió, vì vậy tốc độ triển khai công việc cho từng hạng mục là rất nhanh và có được hiệu quả cao.

Sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn của công việc, chúng tôi xem lại các quá trình lắp đặt để tìm ra được những khó khăn, vấn đề đã xảy ra trong giai đoạn trước, để có được những bài học và kinh nghiệm để triển khai cho các giai đoạn tiếp theo.

->Xem thêm: Xe cẩu thi công lắp đặt điện gió

NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU MBWIND

HỒ SƠ NĂNG LỰC

CHỨNG NHẬN ISO

Chứng nhận iso 9001 - 2015
Chứng nhận iso 45001 - 2018
Chứng nhận thi công điện gió
Chứng nhận thi công điện gió
Chứng nhận thi công điện gió

DANH SÁCH DỰ ÁN MBWIND TRIỂN KHAI