Thuê Sà lan vận chuyển: Giải pháp tiện lợi cho vận tải đường thủy

thue sa lang ava

Thuê Sà lan vận chuyển: Giải pháp tiện lợi cho vận tải đường thủy

Sà lan là một trong những phương tiện vận tải đường thủy nội địa tối ưu nhất hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về sà lan, như: Sà lan là gì? Các loại sà lan gồm những gì? Tàu và sà lan khác nhau như thế nào? Mẫu hợp đồng cho thuê sà lan như thế nào là hợp pháp? Và đâu là dịch vụ cho thuê sà lan uy tín hiện nay? Tất cả sẽ được MBWIND giúp bạn trả lời trong bài viết dưới đây: 

Sà lan là gì?

Sà lan là một loại phương tiện vận tải đường thủy chuyên dụng chuyên chở hàng hóa, không thể di chuyển độc lập mà được kéo bởi tàu thuyền hoặc động cơ tàu kéo khác. Sà lan thường có kích thước lớn, rộng, với thiết kế đáy phẳng nhằm tối đa hóa sức chứa, và tạo không gian cho các hàng hóa cồng kềnh hoặc có trọng tải lớn. Đây là phương tiện chuyên dụng được ưu chuộng trong các hoạt động chuyên chở hàng hóa qua đường thủy nội địa như ao, hồ, kênh, rạch và tại các cảng biển.

sà lan là gì
Sà lan là gì?

Các loại sà lan được sử dụng hiện nay:

Nhìn chung, Sà lan được phân loại dựa trên hai tiêu chí: Phương thức vận chuyển Đối tượng vận chuyển.

Dựa trên tiêu chí phương thức vận chuyển, ta có thể chia sà lan thành hai nhóm sau đây:

  • Sà lan thông thường: Là nhóm sà lan không thể tự di chuyển mà phải nhờ sự hỗ trợ của một tàu kéo khác. Hiểu một cách đơn giản, sà lan thông thường cũng tương tự thùng hàng trên bộ, được sử dụng với mục đích chứa hàng hóa và nhờ một động cơ máy móc khác vận chuyển đi.
  • Sà lan tự hành: Đây là loại sà lan khá được ưu chuộng hiện nay, bởi chúng được gắn động cơ hỗ trợ di chuyển, không phải phụ thuộc vào máy móc phụ trợ. Với ưu điểm linh hoạt và không phức tạp, sà lan tự hành trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay trong việc vận chuyển, chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy nội địa.
các loại sà lan
Sà lan thông thường (trên) và Sà lan tự hành (dưới)

Đối với tiêu chí đối tượng vận chuyển, thì dựa trên các loại hàng hóa chuyên chở, mà sẽ có những loại sà lan chuyên dụng khác nhau, có thể kể đến:

  • Sà lan chở hàng khô: với đối tượng chuyên chở những hàng hóa thông thường, bao gồm các sản phẩm như: hàng hóa nông sản, phân bón, thức ăn gia súc; vật liệu xây dựng: sắt thép, cát đá;
  • Sà lan chở hàng lỏng: Đúng như tên gọi của nó, những sà lan này chuyên chở các loại chất lỏng như rượu, bia, dầu thực vật; các hóa chất dạng lỏng, cùng các chất lỏng công nghiệp khác.
  • Sà lan chở hàng hóa hạng nặng, quá khổ quá tải: Với các mặt hàng siêu trường, siêu trọng, cồng kềnh, như các thiết bị máy móc cơ khí công nghiệp như: máy đào máy ủi, máy lu, trạm trộn bê tông, ống, cột các loại.

Tàu và sà lan khác nhau như thế nào?

Mặc dù đều là phương tiên vận tải đường thủy, nhưng tàu và sà lan lại hoàn toàn khác nhau. Không khó để phân biệt tàu và sà lan, nếu xét trên nhiều phương diện, ta có thể dễ dàng nhận thấy những điểm khác biệt sau đây:

  • Đối tượng vận chuyển: Tàu có thể chuyên chở đồng thời cả con người và hàng hóa, trong khi đó, sà lan chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa.
  • Phạm vi hoạt động: Trong khi tàu có thể di chuyển theo mọi tuyến đường thủy, cả nội địa và quốc tế, thì sà lan chỉ xuất hiện trên các tuyến đường thủy nội địa tại sông, kênh, rạch, hay tại cảng sông cảng biển.
  • Động cơ hoạt động: Các loại tàu sở hữu cho mình một hệ thống vận hành riêng biệt, tuy nhiên sà lan lại phụ thuộc vào các hệ thống đầu kéo, và dây cáp để di chuyển.
  • Khả năng điều động: Bởi đặc tính của mình, tàu khá dễ dàng di chuyển và linh hoạt trong công tác tổ chức điều phối, trong khi đó để điều động các loại sà lan thì cần phải qua một quy trình tương đối cồng kềnh và phức tạp.
tàu và sà lan
Sự khác biệt giữa Tàu và Sà lan

Hợp đồng thuê sà lan

Hợp đồng cho thuê sà lan là loại minh chứng giấy tờ cho sự thỏa thuận giữa các bên, nhằm ghi nhận việc thuê sà lan vận chuyển của bên thuê và bên cho thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó bên cho thuê giao sà lan cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê theo thỏa thuận đã thống nhất.

Hợp đồng cho thuê sà lan vận chuyển ghi lại quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá bên liên quan đến việc thuê sà lan. Hợp đồng cho thuê là căn cứ để hai bên thực hiện thỏa thuận, giao dịch và tố tụng nếu có vấn đề pháp lý phát sinh.

Bạn có thể tham khảo chi tiết Mẫu hợp đồng cho thuê sà lan được MBWIND gợi ý dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ SÀ LAN
Số: [SO HD]/HĐVCHH

– Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

– Căn cứ [TEN CAC VAN BAN PHAP QUY VE VAN TAI HANG HOA CUA NGANH HOAC ĐIA PHUONG (NEU CO).

– Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên.

Hôm nay, ngày [NGAY THANG NAM] tại [ĐIA ĐIEM KY KET].

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Chủ hàng

Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): ……………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

– Tài khoản số:…………………………………Mở tại ngân hàng: ……………………………………………….

– Đại diện là Ông (Bà):………………………………………………………Chức vụ:…………………………………………..

– Giấy ủy quyền số:………………………………………………………(nếu có).

Viết ngày…………………………. Do…………………………………………. Chức vụ: ………………………….. ký (nếu có).

Bên B: Bên chủ phương tiện

– Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):……………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………………..

– Tài khoản số:……………………………………..Mở tại ngân hàng:…………………………………………………………

– Đại diện là Ông (Bà):………………………………………………………Chức vụ:…………………………………………..

– Giấy ủy quyền số:………………………………………………………(nếu có).

Viết ngày…………………………. Do…………………………………………. Chức vụ: ………………………….. ký (nếu có).

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Hàng hóa vận chuyển

1/ Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau: [TEN HANG HOA]

2/ Tính chất hàng hóa:

Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn: – [SO LOAI HANG] hàng cần giữ tươi sống: [TEN HANG]– [SO LOAI HANG] hàng cần bảo quản không để biến chất [TEN HANG]– [SO LOAI HANG] hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng [TEN HANG]– [SO LOAI HANG] hàng dễ vỡ [TEN HANG]– [SO SUC VAT] súc vật cần giữ sống bình thường [TEN SUC VAT]

3/ Đơn vị tính đơn giá cước (phải quy đổi theo quy định của Nhà nước, chỉ được tự thỏa thuận nếu Nhà nước chưa có quy định)

Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng

1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà…………..[DIA CHI GIAO] do bên A giao.
(Chú ý: Địa điểm nhận hàng phải là nơi mà phương tiện vận tải có thể vào ra thuận tiện, an toàn)

2/ Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm [DIA CHI GIAO] (có thể ghi địa điểm mà người mua hàng bên A sẽ nhận hàng thay cho bên A).

Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng

Điều 4: Phương tiện vận tải

1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện [TEN PHUONG TIEN] (xe tải, tàu thủy, máy bay v.v…).
Phải có những khả năng cần thiết như:
– Tốc độ phải đạt [SO Km/h] km/ giờ.
– Có máy che [CHAT LIEU MAI CHE];
– Số lượng phương tiện là: [SO PHUONG TIEN]

2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là: [SO NGAY THANG NAM]

3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

4/ Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là [SO TIEN] đồng.

5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau: [số phút] phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ 30 phút đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền nhờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.

6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt [số tháng] [số %] giá trị tổng cước phí (tương đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).

7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: [số tiền] đồng/ giờ.

Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa

1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước …..giờ so với thời điểm giao hàng.

2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.

3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng…Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ… Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.

4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:
– Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.
– Biên bản các khoản thuế đã đóng.
– [các giấy tờ khác nếu có]Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là [số tiền] đồng/ giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.

5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng [SO %] giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó.

Điều 6: Phương thức giao nhận hàng

1/ Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:

Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:
– Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
– Theo trọng lượng, thể tích.
– Theo nguyên hầm hay container.
– Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.

2/ Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức [PHUONG THUC].

Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

1/ Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

Chú ý:
– Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do chủ hàng (bên A) chịu.
– Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là [số giờ] giờ.
Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là [SO TIEN] đồng/giờ (tấn).

3/ Mức thưởng phạt
– Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên sẽ thưởng cho bên Số tiền là [số tiền] đồng/giờ.
– Xếp dỡ chậm bị phạt là: [số tiền] đồng/ giờ.
– Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.

Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa

1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [số %] tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận).

2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).

3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.

MBWIND cho thuê sà lan phục vụ thi công điện gió ngoài khơi:

Nhằm cung cấp cho bạn giải pháp hỗ trợ công tác thi công lắp đặt điện gió trên biển một cách tối ưu và dễ dàng hơn, MBWIND xin giới thiệu dịch vụ cho thuê sàn lan chuyên dụng cho các công trình thi công điện gió ngoài khơi.

Với đa dạng các dạng sà lan và các loại thiết bị máy móc phụ trợ, cùng với sự am hiểu trong các khâu thủ tục và đặc biệt là hệ thống kho/bãi, bến cảng thuận lợi, MBWIND mang đến nguồn cung cấp sà lan an toàn, nhanh chóng, mang lại hiệu quả công việc tối đa với chi phí cạnh tranh nhất thị trường, với:

  • Đa dạng các loại sà lan chuyên dụng phục vụ mục đích thi công điện gió.
  • Quy trình làm việc rõ ràng, nhanh chóng, thủ tục hành chính gọn nhẹ, hiệu quả giúp bạn tiết kiệm thời gian và sức lực.
  • Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình giải quyết đa dạng các vấn đề phù hợp với nhu cầu khách hàng.
  • Cam kết uy tín với chứng chỉ đảm bảo năng lực, an toàn, chất lượng, cùng hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2015 và hệ thống Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn ISO 45001:2018.

Liên hệ ngay với MBWIND để được báo giá tốt nhất theo đường hotline: +84 904 629 636 hoặc email: info@mbwind.com.vn. Đội ngũ chăm sóc khách hàng sẵn sàng phục vụ và tận tình giải đáp thắc mắc cho bạn mọi lúc mọi nơi.

MBWIND hân hạnh nhận được sự tin tưởng hợp tác từ quý khách!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *