Điện gió nổi – đôi cánh mới của công nghệ điện gió

Điện gió nổi

Điện gió nổi – đôi cánh mới của công nghệ điện gió

Có lẽ “điện gió nổi” là một khái niệm còn khá mới lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây chính là công nghệ điện gió hiện đại hàng đầu hiện nay. Vậy bạn có thắc mắc: điện gió nổi là gì? Và công nghệ điện gió nổi có gì đặc biệt? Đừng lo lắng vì MBWIND sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:  

Điện gió nổi là gì?

Điện gió nổi là cách gọi ngắn gọn của “điện gió nổi ngoài khơi”. Giống như tên gọi, các trụ điện gió nổi không có phần móng thi công trực tiếp vào bề mặt đáy biển, mà để các trụ tuabin “nổi” trên mặt biển nhờ sự cố định của một hệ thống dây neo và các kỹ thuật phân bổ khối lượng và trọng lượng đặc biệt. Các công trình điện gió nổi được được lựa chọn để thi công nơi các vùng biển xa bờ, có mực nước sâu và kết cấu nền không thuận lợi để xây dựng móng bê tông trên đáy biển.

Có thể nói, công nghệ điện gió nổi chính là bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ năng lượng nói chung và công nghệ điện gió nói riêng.

Trụ điện gió nổi
Các loại trụ điện gió nổi cùng các loại chân đế nổi các nhau

Công nghệ điện gió nổi đang nhận được quan tâm đặc biệt bởi các ưu điểm nổi bật như:

  • Đầu tiên phải kể đến sự tận dụng tối đa sức gió mạnh mẽ với cường độ và tốc độ gió hiệu quả rõ rệt hơn vùng gần bờ và trên đất liền. Loại trừ tối đa các yếu tố vật cản làm ảnh hưởng đến hướng thổi của các luồng gió.
  • Điện gió nổi được xem như là giải pháp tối ưu hàng đầu dành cho các khu vực biển có diện tích nước nông hạn chế và có bề mặt đáy biển không bằng phẳng, khó thi công nền móng cố định.
  • Các thiết bị điện gió nổi có thể dễ dàng đi chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên cùng khu vực biển mà không tốn nhiều quá nhiều chi phí. Chính vì vậy, chúng có thể di chuyển một cách linh hoạt đến các vị trí khác nhau để tận dụng tối đa hướng gió theo từng mùa trong năm.
  • Không những vậy, công nghệ điện gió nổi có thể sử dụng làm thiết bị kiểm nghiệm, khảo sát phục vụ công tác đánh giá mức độ tiềm năng của địa điểm dự định thi công dự án.
  • Các trang trại điện gió nổi được đặt ngoài khơi xa cũng có tác động nhất định đến cảnh quan, hỗ trợ định vị cũng như định hướng các tuyến đường cho ngư dân đánh bắt xa bờ.
  • Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, các tác động đến môi trường mà công nghệ điện gió nổi gây ra cũng ở mức độ tương đương với các công nghệ điện gió thông thường.
Điện gió nổi
Điện gió nổi với những đặc điểm đặc biệt tạo nhiều ưu điểm nổi bật

Công nghệ điện gió nổi:

Song song với tiến trình phát triển kỹ thuật hiện đại của nhân loại, công nghệ điện gió cũng dần hòa mình vào dòng chảy đó. Từ việc xây dựng các tuabin ngoài khơi để tận dụng sức gió, các chuyên gia kỹ thuật lại tiếp tục mong muốn di chuyển các tuabin gió xa hơn từ bờ biển ra các vùng nước sâu, nơi gió cực kỳ mạnh mẽ và ổn định. Và đây chính là động lực thôi thúc một công nghệ điện gió tối ưu hơn ra đời, đó chính là công nghệ điện gió nổi.

Nguyên lý hoạt động của điện gió nổi cũng tương tự nguyên lý hoạt động của điện gió gần bờ và trên đất liền. Tức là: khi gió tác động một lực đủ mạnh lên cánh quạt, sẽ làm cánh quạt quay quanh một rotor, từ đó làm hoạt động tuabin gió và giúp chuyển đổi động năng thành điện năng. Điện được vận chuyển theo một hệ thống dây cáp dưới đáy biển đến một trạm biến áp trên bờ, qua các bước xử lý kỹ thuật thì cuối cùng điện sẽ được chuyển đến các hộ gia đình để phục vụ sinh hoạt thông qua hệ thống đường dây điện.

Công nghệ điện gió nổi
Công nghệ điện gió nổi

Bởi vì các công điện gió nổi cũng có kết cấu và cách vận hành tương tự như điện gió gần bờ và trên đất liền, cho nên chúng có thể dễ dàng lắp đặt dựa theo quy trình của công nghệ điện gió trên bờ.

Tuabin và các thiết bị điện gió nổi có thể lắp đặt trên đất liền sau đó được vận chuyển các các địa điểm thi công ngoài khơi xa. Việc lựa chọn các loại công nghệ điện gió để thi công phải dựa trên điều kiện của biển như: sóng biển, thủy triều, dòng nước, bề mặt đáy biển. Không những vậy còn phải cân nhắc theo tình hình gió trong khu vực, kích thước tuabin gió, độ sâu của bến cảng, cơ sở cung cấp thiết bị, giá cả và số vốn đầu tư cho công trình điện gió nổi sắp thi công.

Có hai loại tuabin đang được thiết kế và cân nhắc sử dụng trong công nghệ điện gió nổi, đó là tuabin đơn, và cụm thiết bị đa tuabin. Theo như các đề xuất, tổ hợp đa tuabin gồm nhiều tuabin được thiết kế đặt trên cùng một chân đế nổi có kích thước lớn nhằm giảm tỷ lệ giữa chiều cao đón gió và chiều rộng của chân đế nổi, và từ đó giúp giảm sự giao động và hạn chế dịch chuyển của chân đế.

Tuy nhiên, kết cấu này lại phải chịu ảnh hưởng lớn bởi sóng biển và dòng chảy tác dụng lên chân đế, không những vậy, đôi lúc các tuabin cũng bị ảnh hưởng bởi các luồng gió thổi nhiễu loạn do hoạt động của các tuabin trong cùng tổ hợp thiết bị. Chính vì lý do đó, thiết bị tuabin đơn vẫn được các chuyên gia lựa chọn cho các công trình điện gió nổi ngoài khơi xa.

->->Xem thêm: Thi công điện gió trên biển

tuabin điện gió nổi
Cụm thiết bị đa tuabin của công nghệ điện gió nổi

Có thể vẫn còn nhiều khía cạnh xoay quanh chủ đề “điện gió nổi” mà chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn tìm câu trả lời. Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế công nghệ năng lượng hiện đại ngày nay thì lĩnh vực công nghệ điện gió nổi cần phải được đẩy mạnh quan tâm và nghiên cứu hơn nữa.

Hòa mình cùng dòng chảy công nghệ hiện đại, MBWINB vẫn luôn không ngừng nghiên cứu và tìm ra các hướng đi tối ưu cho các công nghệ điện gió, góp phần vào sự tiến trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện đại. Để tìm hiểu những thông tin thú vị về công nghệ điện gió và các vấn đề liên quan thì đừng ngần ngại liên hệ ngay đến mbwind.vn, theo hotline: 0904.629.636, hoặc email: info@mbwind.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *